Ngành công nghiệp nhựa Việt Nam: Các tập đoàn quốc tế “để ý”

Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, nền công nghiệp nhựa Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu trong năm 2006 là 500 triệu USD, tăng 380 triệu USD so năm 2005 và xu hướng tiêu thụ nhựa trong nước tăng theo đầu người hàng năm từ 23kg trong năm 2006 đến 38-40kg vào năm 2010 (khoảng 28-20%/năm).

Trong xu hướng tăng trưởng này sẽ có sự phát triển ngày càng nhiều ngành công nghệ sản xuất giá trị cộng thêm trong sản phẩm, tập trung vào các công ty chuyên xuất khẩu, các công ty hoạt động trong lĩnh vực có giá trị gia tăng cao của nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO đang kích thích các DN nhựa Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, cập nhật công nghệ sản xuất mới…Tuy nhiên, tất cả những yêu cầu phát triển đó lại dựa vào việc phải nhập khẩu từ 85-90% nguồn nguyên liệu thô. Vì thế nền công nghiệp nhựa Việt Nam đang và sẽ là thị trường lý tưởng cho các DN, các tập đoàn quốc tế lớn hoạt động liên quan đến lĩnh vực nhựa trên thế giới.
Đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin, tìm hiểu công nghệ mới, nguyên liệu mới cho DN trong nước, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các DN, tập đoàn nước ngoài có cơ hội tiếp cận thị trường Việt Nam, vừa qua tại TP.HCM một cuộc triển lãm lớn, quy mô quốc tế về ngành nhựa - cao su đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm quốc tế TP.HCM (HIECC): Plastic & Rubber Vietnam 2007, do VCCI TP.HCM kết hợp với Công ty Triển lãm Bangkok tổ chức.
Triển lãm quy tụ 115 công ty thuộc lĩnh vực nhựa - cao su và hầu hết là các công ty hàng đầu thế giới từ châu á, châu Âu đến Bắc Mỹ. Trong đó có 100 công ty nổi tiếng trên thế giới thuộc lĩnh vực công nghệ chế biến nhựa, cung ứng nguyên liệu thô như Công ty JSP Foam Products (Singapore), Zotefoams, Hyperlast (Anh), PolyOne (Bỉ), CP Polyamide (Thái Lan)... và nhiều công ty đang hoạt động tại Việt Nam như Euroasiatic, Melchers, Rieckermann…Bà Bùi Thị Thục Anh, Giám đốc Công ty Tổ chức triển lãm VCCI TP.HCM, đại diện cho ban tổ chức triển lãm phía Việt Nam cho biết, triển lãm thật sự là điểm đến lý tưởng, thu hút nhiều công ty mới, đặc biệt là các nhà cung cấp ở châu Âu, Nhật... đăng ký tham dự, và hầu hết đều muốn thiết lập mạng lưới đại lý phân phối sản phẩm, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam…
Giám đốc Khu vực Đông Dương của Công ty Rieckerman tại TP.HCM, đơn vị có gian hàng dự triển lãm, ông Hans Jurgen Kaiser cho biết, Rieckerman đang đầu tư phát triển tại thị trường Việt Nam, qua triển lãm này muốn giới thiệu tại thị trường Việt Nam công nghệ mới của ngành chế biến nhựa trong lĩnh vực thực phẩm, đóng gói và lưu trữ. Chúng tôi tin rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu của DN Việt Nam với giá cạnh tranh và dịch vụ hoàn hảo. Với hơn 50 năm kinh nghiệm, công ty có thể hỗ trợ tốt cho DN Việt Nam trong hoạch định các dự án kinh doanh và phương hướng nâng cấp tốt nhất cho dây chuyền sản xuất. Với mức tăng trưởng 8%/năm của nền kinh tế trong những năm tới, chúng tôi tin rằng Việt Nam là thị trường nhiều tiềm năng cho công ty.
Giám điều hành Công ty Krauss - Maffei (Đức), ông Josef Marti, nhận định, Krauss - Maffei là công ty duy nhất trên thế giới có thế mạnh ở lĩnh vực công nghệ sản xuất máy móc chế biến nhựa, công nghệ làm khuôn bơm và máy móc chế biến dây chuyền ngành nhựa, nên có thể cung cấp cho DN Việt Nam những giải pháp chế biến nhựa trong nhiều lĩnh vực y khoa, dược, thực phẩm, nhựa dùng trong gia đình, động cơ, viễn thông, xây dựng… Theo tôi, các lĩnh vực trên là những lĩnh vực ở Việt Nam mà các đối tác nước ngoài đang tập trung để mở rộng thị phần, vì thế trong triển lãm này, chúng tôi mong muốn gặp gỡ khách hàng Việt Nam trong lĩnh vực nhựa và cao su... dù có mặt tại Việt Nam hơn 12 năm, công ty cũng tìm thêm cơ hội mở rộng hoạt động và thị phần . Ông Jiro Miyashita, Giám đốc điều hành Công ty Nissei ASB tại thị trường Đông Nam á, đơn vị tham dự triển lãm, cũng xác nhận, mục tiêu của công ty là thị trường nhựa tổng hợp tại Việt Nam và trong triển lãm này mong muốn giới thiệu công nghệ ASB Challenge Series - ASB - 50MB thế hệ thứ 3 với đặc điểm giá thành thấp, hiệu quả cao. Công nghệ này có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất chai nước suối đến ngành công nghiệp mỹ phẩm. Cơ hội kinh doanh tại Việt Nam rất khả quan đối với công ty và chúng tôi mong muốn được cùng các nhà sản xuất Việt Nam hoàn thiện hơn nữa kiến thức về thị trường nhựa tổng hợp thông qua cuộc triển lãm này.
Ông David John Champion, Giám đốc Chi nhánh Bayer Material Science tại Việt Nam, có văn phòng tại TP.HCM cho biết, công ty sẽ giới thiệu những công nghệ tiên tiến nhất và các ứng dụng thông minh nhất cho sản phẫm thuộc ngành sơn phủ, keo dính, nguyên liệu cách ly, polycarbonate và polyurethane. Mục tiêu chính của công ty là sẽ sát cánh với sự phát triển năng động của DN Việt Nam.
Những ý kiến và nhận định của các “đại gia” trong ngành nhựa thế giới, cùng với sự xuất hiện của các gian hàng giới thiệu sản phẩm trong triển lãm Plastic & Rubber Vietnam 2007, cho thấy sự quan tâm ngày càng cao của các nhà cung cấp quốc tế, đặc biệt là từ các nước khu vực châu Âu đối với ngành công nghiệp nhựa Việt Nam và thị trường ngành công nghiệp nhựa Việt Nam đang chứng tỏ sức hấp dẫn riêng của mình

(Theo Kinh tế Việt Nam)

Bài viết liên quan

NHÀ MÁY SẢN XUẤT

Địa chỉ: Lô K - 3 - CN, KCN Mỹ Phước 2, Phường Mỹ Phước, Thành phố Bến Cát , Tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0906.632.236 -  0919.893.360
Email: kien_vinaplast@yahoo.com

VĂN PHÒNG TẠI TP.HCM
Điện thoại: 0906.632.236